CHĂM SÓC TRẺ SINH NON (THIẾU TUẦN TUỔI) TẠI NHÀ

CHĂM SÓC TRẺ SINH NON (THIẾU TUẦN TUỔI) TẠI NHÀ

Trẻ sinh non là trẻ được sinh ra trước 37 tuần tuổi thai, có thể do chuyển dạ sinh non tự nhiên hoặc do bác sĩ chỉ định. Lúc này, mẹ cần có sự chăm chút cho sức khỏe của mẹ và bé, sữa non là “giọt sữa vàng” quý giá là tinh túy của mẹ dành cho con ngay lúc này!

1. Nguyên nhân khiến trẻ sinh non

Thông thường, thai nhi cần khoảng 40 tuần để có thể phát triển đầy đủ, sẵn sàng chào đời, nhưng vì một số nguyên nhân từ mẹ và bé, trẻ có thể sinh non

  • Thai phụ mắc các bệnh lý mạn tính: tiểu đường (có thể mắc bệnh từ trước khi mang thai hoặc tiểu đường thai kỳ), bệnh lý tim mạch, vấn đề về thận, huyết áp cao.
  • Dinh dưỡng không phù hợp trước hoặc trong thai kỳ; thiếu hoặc thừa cân trước khi mang thai.
  • Thai phụ có các thói quen sinh hoạt không khoa học: làm việc quá sức dẫn đến căng thẳng, áp lực kéo dài; sử dụng các chất kích thích như hút thuốc lá hoặc hút thuốc lá thụ động, dùng ma túy, bia rượu.
  • Có tiền sử sinh non hoặc các tai biến sản khoa, tiền sản giật.
  • Mang đa thai: sinh đôi, sinh ba…
  • Khoảng cách với lần mang thai trước đó quá ngắn, dưới 6 tháng.
  • Nhiễm trùng ối, viêm nhiễm phụ khoa.
  • Bất thường cổ tử cung, tử cung, bánh nhau: cổ tử cung yếu, ngắn, suy bánh nhau…
  • Có tiền sử can thiệp tử cung, cổ tử cung: sảy thai, nạo phá thai…
  • Chấn thương trong thai kỳ, đặc biệt là vùng bụng.
  • Mang thai nhờ các phương pháp hỗ trợ sinh sản.

2. Một số bệnh có thể gặp phải ở trẻ sinh non

Sinh non có thể khiến trẻ mắc phải một số bệnh lý ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, sự phát triển của trẻ trong một khoảng thời gian ngắn hoặc theo trẻ suốt đời. Các bệnh lý có thể xảy ra gồm:

  • Bệnh lý hô hấp: bệnh màng trong, loạn sản phế quản phổi, suy hô hấp, viêm phổi,…
  • Bệnh lý tim mạch: chức năng co bóp cơ tim kém, còn ống động mạch (PDA), suy tim, huyết áp thấp.
  • Xuất huyết não, bại não.
  • Tự điều hòa thân nhiệt chưa tốt.
  • Bệnh lý tiêu hóa: rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, dễ bị chướng bụng, nhiễm trùng ruột, viêm ruột hoạt tử.
  • Thiếu máu.
  • Vàng da sơ sinh.
  • Hệ miễn dịch kém, dễ bị lây nhiễm bệnh; đặc biệt bệnh thường có diễn tiến nhanh và nguy hiểm hơn so với trẻ đủ tháng.
  • Chậm tăng trưởng.
  • Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
  • Một số vấn đề khác về phát triển vận động, hành vi, khó khăn trong học tập, chậm phát triển ngôn ngữ; các vấn đề về thị giác, thính giác…

3. Cách chăm sóc trẻ sinh non

Khi bé sinh non tại bệnh viện chắc chắn mẹ và bé sẽ được nhận sự chăm sóc đặc biệt từ đội ngũ y bác sỹ tại bệnh viện. Dưới đây là một số lời khuyên cho mẹ và gia đình chăm sóc bé tại nhà (sau khi xuất viện):

3.1 Chích vắc-xin phòng bệnh: Trẻ sinh non vốn thể trạng sức khỏe, miễn dịch yếu hơn so với những trẻ khác, chích ngừa đầy đủ và đúng lịch sẽ giúp trẻ khỏe mạnh hơn, giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Ngoài chích vắc-xin ngừa bệnh cho trẻ, thì người thân, người chăm sóc trực tiếp cho trẻ cũng cần tiêm phòng đầy đủ để tạo thành “kén” bảo vệ trẻ trước các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
3.2. Cho trẻ bú đủ sữa mẹ:

Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng nhất cho trẻ sinh non bởi hàm lượng dinh dưỡng cao và các kháng thể có trong sữa mẹ. Sữa mẹ dễ tiêu hóa, có thể giảm áp lực cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ. Vì vậy, trẻ sinh non 31 tuần tuổi nên được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời.

Bé sinh non có thể bị cách ly mẹ và khi bé được cận kề bên mẹ thì lực ti mẹ trực tiếp cũng sẽ yếu hơn các bé sinh đủ ngày tháng. Vì thế, mẹ cần sự trợ giúp của máy hút sữa chuyên dụng (dòng máy Bệnh viện - Hospital Grade) hỗ trợ mẹ kích sữa non ngay tại bệnh viện (trong 72h đầu sau sinh) và kích sữa tăng lượng sữa mẹ sau đó

Các máy hút sữa Spectra - Hàn Quốc dòng Bệnh viện (Hospital Grade) mẹ có thể tham khảo như:

Hình ảnh: Các máy hút sữa Spectra Hàn Quốc thuộc dòng máy Hospital Grade


3.3. Phòng ngừa tác nhân gây bệnh: Đảm bảo vệ sinh môi trường sống và đồ dùng cá nhân của trẻ; tránh cho trẻ dùng dung vật dụng cá nhân với người khác; rửa tay với xà phòng khử khuẩn trước khi chăm sóc trẻ sinh non; tránh để trẻ tiếp xúc với người có dấu hiệu mắc bệnh; hạn chế đưa trẻ ra ngoài, đến các khu vực đang bùng phát dịch…
3.4. Thăm khám định kỳ: Thăm khám sức khỏe định kỳ giúp bác sĩ theo dõi được sự phát triển của trẻ, có thể phát hiện và can thiệp sớm nếu trẻ có bất thường.
3.5. Thông báo cho bác sĩ và đưa trẻ đến bệnh viện nếu có dấu hiệu bệnh: Trẻ sốt, mệt mỏi, bú kém (giảm 50% lượng sữa so với bình thường), chững cân, sụt cân, chậm tăng cân, khó thở… cần đưa đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và tư vấn điều trị phù hợp. Lưu ý, tránh để tình trạng bệnh trở nặng mới đưa đến bệnh viện bởi điều này có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm, nguy cơ xuất hiện biến chứng và các tổn thương nghiêm trọng.

Trên đây là một số chia sẻ của Spectra về việc chăm sóc trẻ sinh non tại nhà (sau khi từ viện về), hy vọng sẽ mang lại nhiều hữu ích cho mẹ và bé! Spectra xin chúc mẹ, bé và gia đình luôn vui khỏe, hạnh phúc và nhiều kỷ niệm trên hành trình nuôi con bằng sữa mẹ!

Cẩm nang

Bài viết liên quan

06 LỢI ÍCH KHI SỬ DỤNG MÁY HÚT SỮA

06 LỢI ÍCH KHI SỬ DỤNG MÁY HÚT SỮA

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến nghị nên nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời, nghĩa là không cung cấp bất k...

MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG MÁY HÚT SỮA

MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG MÁY HÚT SỮA

Như mẹ đã biết, sử dụng máy hút sữa sẽ giúp mẹ chủ động tập cho bé quen dần với việc ti sữa mẹ đúng giờ, chia sẻ việc chăm sóc bé cho người thân hoặc kích sữa tăng lượng sữa mẹ cho bé. Tuy nhiên, t...

MẸ NÊN HAY KHÔNG NÊN ĂN GÌ KHI NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ

MẸ NÊN HAY KHÔNG NÊN ĂN GÌ KHI NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ

Ăn uống thế nào để lành mạnh, tốt nhất cho con trong khi mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ? Chế độ dinh dưỡng của mẹ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến con? Mẹ nuôi con bằng sữa...